Cổng game đổi thưởng số 1 - GameLoop chính thức

banner

Ngành cao su duy trì tăng trưởng trong vùng tâm dịch

Ngành cao su đang vào đợt thi đua nước rút lao động sản xuất để hoàn thành kế hoạch năm. Năm nay đặc biệt hơn thường lệ, các doanh nghiệp (DN) chủ lực của ngành cao su ở miền Đông Nam Bộ vừa phải “gồng mình” chống dịch Covid-19, vừa duy trì ổn định, hiệu quả hoạt động sản xuất để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng cao-su toàn cầu.
 Chế biến mủ cao su xuất khẩu tại Nhà máy chế biến mủ cao-su Bến Súc (Công ty TNHH một thành viên Cao-su Dầu Tiếng, Bình Dương).

      Dù đang thực hiện nghiêm giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng công nhân trong vùng tâm dịch ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh... vẫn miệt mài làm việc trên các nông trường và trong các nhà máy.

Thích ứng trong vùng giãn cách

     Từ đầu tháng 7/2021, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Để duy trì sản xuất, Công ty TNHH một thành viên Cao su Dầu Tiếng đã đăng ký thực hiện phương án sản xuất “Ba tại chỗ” đối với các nhà máy chế biến mủ cao su. Riêng công nhân khai thác ở các nông trường thì thực hiện phương án “một cung đường - hai địa điểm”. Người lao động (NLĐ) của công ty phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

     Chị Đỗ Thị Ánh Giang, công nhân khai thác tổ 11, Nông trường Trần Văn Lưu (Công ty Cao-su Dầu Tiếng) cho biết: “Khi đi khai thác mủ cao su, công nhân của nông trường luôn tuân thủ nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế. Sau khi cạo mủ xong, công nhân tìm chỗ mát nghỉ ngơi chờ trút mủ. Khi nghỉ giữa ca, tập kết mủ cũng không tụ tập đông người. Xong việc, công nhân về thẳng nhà để giữ an toàn phòng, chống dịch”.

      Ông Dương Duy Phú, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn, chuyên sản xuất găng tay y tế cho biết: “Là một trong những DN đầu tiên của tỉnh Bình Dương sớm triển khai mô hình “Ba tại chỗ” để thích ứng tình hình mới khi huyện Bàu Bàng xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19. Vì nhiều công nhân là F1, F2, nên công ty chỉ còn 700 nhân sự làm việc tại nhà máy, giảm 50% so với bình thường. May mắn là công ty có sẵn khu nhà ở công nhân xây dựng gần nhà máy nên bảo đảm được chỗ ở và chăm lo tốt hơn cho các gia đình công nhân yên tâm làm việc và tuân thủ giãn cách. Hiện, công ty đã tổ chức tiêm vắc-xin mũi 1 cho hơn 90% công nhân”.

       Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai Đỗ Minh Tuấn: “Nhờ Tổng công ty có Bệnh viện đa khoa Cao-su Đồng Nai nên chúng tôi chủ động được lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch như tổ chức tiêm vắc-xin cho toàn bộ công nhân, xét nghiệm ba ngày một lần cho công nhân đang làm việc trong các nhà máy, kho tàng... có nguy cơ lây nhiễm cao. Chúng tôi có vườn cây trải dài trên sáu huyện, thành phố của tỉnh Đồng Nai cùng hơn 4.500 công nhân, nên để duy trì sản xuất, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với địa phương bố trí các luồng tuyến để xe công nhân đi lại thuận lợi, bảo đảm an toàn phòng dịch”.

Tín hiệu khởi sắc

       Theo các DN thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam (VRG) tại vùng Đông Nam Bộ, nhờ duy trì được sản xuất, thương hiệu cao-su Việt Nam có uy tín quốc tế, nên sản phẩm làm ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó. Giá bán cao-su phục hồi nên sản xuất, kinh doanh đang mang lại hiệu quả khả quan. Các DN đẩy nhanh tiến độ khai thác, tăng cường xuất khẩu để “cán đích” các chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm.

       Trong tám tháng năm 2021, Công ty TNHH một thành viên Cao-su Phú Riềng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra như: Sản lượng khai thác 13.300 tấn (đạt 60% kế hoạch); chế biến được hơn 21.100 tấn sản phẩm các loại (đạt 72% kế hoạch); giá bán bình quân gần 42 triệu đồng/tấn, cao hơn 10,2 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2020; thu nhập bình quân của 4.239 lao động đạt 8,6 triệu đồng/người/tháng, cao hơn so với cùng kỳ 1,33 triệu đồng/người/tháng.

       Công ty TNHH một thành viên Cao-su Dầu Tiếng khai thác được 12.869 tấn mủ, chế biến được gần 20.800 tấn; tiêu thụ được 18.420 tấn, lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỷ đồng, thu nhập bình quân bảy tháng đầu năm 2021 được 8,44 triệu đồng/công nhân/tháng (tăng 13,79%).

        Theo ông Hồ Cường, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao-su Đồng Phú, đến hết tháng 8, công ty khai thác được hơn 8.100 tấn mủ (vượt 9,5% so với cùng kỳ), đạt 59% kế hoạch năm; tiêu thụ được 7.500 tấn mủ (tăng 11% so với cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5 triệu USD, tăng 99,5% so với cùng kỳ, đạt 59,5% kế hoạch năm.

         Đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Cao-su Tân Biên; Công ty cổ phần Cao-su Bà Rịa cũng cho biết, các DN sẽ vượt qua khó khăn, nỗ lực hoàn thành và vượt các chỉ tiêu cơ bản của năm 2021. Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Cao-su Đồng Nai đặt mục tiêu đạt sản lượng khai thác 26.600 tấn mủ cao-su (vượt 4%), nâng mức thu nhập bình quân của NLĐ lên mức 9,5 triệu đồng/người/tháng trong năm 2021.

         Theo ông Dương Duy Phú, mặc dù Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn đang chạy 60% công suất thiết kế nhưng vẫn cố gắng bảo đảm đơn hàng đã ký cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dự kiến đến cuối năm 2021 công ty sẽ nỗ lực đạt kế hoạch doanh thu cả năm hơn 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 680 tỷ đồng.

         Ông Huỳnh Văn Bảo, Tổng Giám đốc VRG cho biết: “Tính đến hết tháng 8, các công ty toàn tập đoàn khai thác đạt 198.000 tấn mủ, tiêu thụ đạt 240.000 tấn, doanh thu hợp nhất hơn 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 3.300 tỷ đồng (đạt 58% kế hoạch). Nhờ doanh thu, lợi nhuận tăng, thu nhập của NLĐ toàn tập đoàn được bảo đảm, NLĐ thêm tin tưởng và gắn bó với đơn vị, với ngành cao-su”.

Phối hợp chặt chẽ với địa phương

        Do địa bàn trồng cây cao-su trải rộng tại nhiều địa phương, vùng Đông Nam Bộ đang có diễn biến dịch Covid-19 khá phức tạp nên việc phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống dịch giữa các DN với các địa phương giúp bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt là yếu tố hết sức quan trọng.  

        Tại Bình Dương, hầu hết diện tích cao-su và công ty, nhà máy chế biến của ngành cao-su chủ yếu tập trung tại các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên. Đây cũng là bốn huyện thuộc “vùng xanh” phía bắc tỉnh Bình Dương đã được công bố trên bản đồ Covid-19 của tỉnh. Nhằm tạo điều kiện để từng bước đưa “vùng xanh” trở lại trạng thái bình thường mới, từ ngày 11/9, các địa phương phía bắc tỉnh Bình Dương thực hiện phương án lưu thông liên huyện “vùng xanh” trên địa bàn các huyện phía bắc theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

        Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho rằng, việc tổ chức lưu thông liên huyện “vùng xanh” trên địa bàn các huyện phía bắc nhằm bảo vệ, giữ vững các “vùng xanh”; khóa chặt “vùng vàng, đỏ”; bảo đảm lưu thông được thông suốt; giữ các chốt kiểm soát dịch Covid-19 để bảo đảm thông suốt luồng xanh và kiểm soát được hàng hóa về từ “vùng vàng, đỏ”. Đồng thời, duy trì cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu cho các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người dân trong “vùng xanh”, bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả.

       Từ ngày 19/7 đến 17/8, tỉnh Bình Phước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Trong khoảng thời gian này, UBND tỉnh Bình Phước đã có những giải pháp linh hoạt giúp người dân và DN ngành cao-su duy trì sản xuất, kinh doanh.

        Theo Công văn hỏa tốc 2548/UBND-NC ngày 27/7 về việc khẩn trương triển khai các biện pháp thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, tỉnh Bình Phước cho phép công nhân cao-su vẫn được hoạt động bắt đầu từ 5 giờ đến 18 giờ hằng ngày. Tuy nhiên, khi những khu vực nông thôn ghi nhận các ca mắc Covid-19 liên quan đến các hộ dân cạo mủ cao-su tiểu điền, UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo khoanh vùng và yêu cầu người dân ngừng khai thác mủ cao-su để lực lượng chức năng truy vết F0. Chỉ đạo mới của tỉnh Bình Phước khiến người dân khai thác cao-su gặp khó khăn, nhưng bà con rất đồng tình vì đây là một trong những biện pháp cần thiết để sớm dập dịch.

        Chủ tịch Hội đồng quản trị VRG Trần Ngọc Thuận cho biết, tập đoàn tập trung, quyết tâm hoàn thành “mục tiêu kép” đã đề ra là phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe NLĐ, vừa duy trì sự ổn định, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn trước diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch Covid-19. Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh tại từng khu vực, nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ, tập đoàn có chỉ đạo công tác phòng, chống dịch theo mức độ ưu tiên phù hợp.

       Tập đoàn phát động phong trào thi đua “Bảo vệ và mở rộng vùng xanh” phòng, chống dịch Covid-19 từ nay đến ngày 31/12/2021. Đồng thời, tiếp tục làm việc với bộ, ngành hữu quan, chính quyền địa phương các cấp để tiếp cận nguồn vắc-xin phòng Covid-19 để tổ chức tiêm với mục tiêu hàng đầu trong năm 2021 đạt tỷ lệ 100% tiêm phòng 2 mũi cho cán bộ, công nhân viên, NLĐ toàn ngành...

THEO BÁO NHÂN DÂN - NHÓM PHÓNG VIÊN TP HỒ CHÍ MINH